Trí tuệ nhân tạo (AI) đã không còn là một khái niệm xa lạ trong thế giới công nghệ hiện nay. Từ các công trình nghiên cứu khoa học đồ sộ, những ứng dụng dành cho các công việc chuyên môn cho đến cả những thiết bị phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, AI đã len lỏi vào mọi ngóc ngách và trở thành một phần không thể thiếu của xã hội.

Thế nhưng ít ai biết rằng, hành trình phát triển của AI đã trải qua một chặng đường dài với nhiều thăng trầm và đầy những dấu mốc quan trọng.

Từ những ý tưởng sơ khai cho đến sự hình thành khái niệm AI

Ngược dòng thời gian về những năm đầu thập niên 40 của thế kỷ trước, câu chuyện về AI được nhen nhóm khi các nhà khoa học Warren McCulloch và Walter Pitts đặt nền móng cho mạng nơ-ron nhân tạo (artificial neural networks), một mô hình tính toán lấy cảm hứng từ cấu trúc của não bộ. Và đây cũng là tiền thân của phương thức học sâu (deep learning) đang rất phổ biến trong các AI hiện nay.

Phép thử Turing nổi tiếng đã đặt ra câu hỏi về khả năng của máy móc trong việc suy nghĩ như con người.

Tiếp nối ý tưởng trên, các nhà khoa học như Alan Turing, Claude Shannon và Herbert Simon đã có những đóng góp rất lớn vào việc hình thành lý thuyết cũng như phát triển ứng dụng của AI vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn. Năm 1956 tại Hội nghị Dartmouth, lần đầu tiên cụm từ Trí tuệ nhân tạo - Artificial Intelligence (AI) được nhà khoa học máy tính người Mỹ John McCarthy công bố đã đánh dấu sự ra đời của khái niệm vẫn còn lạ lẫm này. Để từ đây, AI bắt đầu thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu và đầu tư.

Những năm sau đó chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ khi một số ứng dụng quan trọng của AI đã được tích hợp trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, những hạn chế kỹ thuật đã khiến AI rơi vào giai đoạn "mùa đông" trong những năm 1980 và chỉ trở lại trong thập niên đầu của thế kỷ 21. Nhờ các tiến bộ trong học máy (Machine Learning) và sau đó là học sâu (Deep Learning), các thuật toán mới, đi cùng sức mạnh tính toán nâng cao và sự ra đời của Big Data, đã mở ra một kỷ nguyên mới cho AI, với những ứng dụng đa dạng và phong phú trong nhiều lĩnh vực.

ChatGPT xuất hiện

Ngày 30 tháng 11 năm 2022 có thể xem như một dấu mốc lịch sử trong hành trình phát triển của AI cũng như toàn bộ ngành khoa học kỹ thuật khi ChatGPT - một công cụ đàm thoại (chatbot) mang dáng hình của trí tuệ nhân tạo (AI) đã chính thức xuất hiện. Gọi đây là một bước ngoặt lớn vì sự ra đời của ChatGPT đánh dấu lần đầu tiên AI thực sự tiếp cận gần hơn với đại chúng, thay vì chỉ dừng lại ở các phòng thí nghiệm nghiên cứu hoặc trong các lĩnh vực chuyên môn, mang những trải nghiệm chưa từng có đến cho người dùng phổ thông.

ChatGPT đã đánh dấu một bước đột phá trong trí tuệ nhân tạo khi thể hiện khả năng giao tiếp tự nhiên, thuyết phục với lĩnh vực hiểu biết rộng lớn. Nếu như AI thường bị giới hạn trong các ứng dụng chuyên môn như nhận diện hình ảnh hoặc xử lý ngôn ngữ tự nhiên cơ bản thì với ChatGPT, người dùng có thể trải nghiệm khả năng tương tác với một hệ thống AI có thể hiểu và phản hồi các câu hỏi phức tạp, hỗ trợ trong nhiều lĩnh vực như học tập, công việc, và thậm chí là sáng tạo nội dung, khiến nó trở thành một công cụ hữu ích trước đây chưa từng có. Nhờ đó mà chỉ sau 2 tháng ra mắt, chatbot này đã trở thành ứng dụng đạt được lượng người dùng rất nhanh với hơn 100 triệu tài khoản, con số mà Facebook phải mất đến 2 năm mới đạt được.

Kỷ nguyên AI chính thức bắt đầu

Một trong những điểm mấu chốt giúp nâng tầm sức ảnh hưởng của ChatGPT chính là vì sự xuất hiện của Chatbot này đã kích hoạt một làn sóng phát triển mới, có thể nói là bùng nổ trong lĩnh vực AI. Theo một báo cáo dữ liệu từ PitchBook được Bloomberg trích dẫn, trong 9 tháng đầu năm 2023, các nhà đầu tư đã rót hơn 21 tỷ USD vào các công ty khởi nghiệp AI sáng tạo, cao hơn nhiều so với 5 tỷ USD của năm 2022. Đây là khoản đầu tư phần lớn đến từ các công ty công nghệ khổng lồ như Google, Microsoft, và Amazon.

Bản thân các ông lớn này cũng đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội này để phát triển các sản phẩm AI của riêng mình, từ các trợ lý ảo cho đến các hệ thống phân tích dữ liệu, xử lý thông minh để ứng dụng vào trong hầu hết mọi sản phẩm công nghệ hiện hữu. Có thể thấy, nhờ sự ra đời của ChatGPT đã thúc đẩy các công ty công nghệ đầu tư mạnh mẽ vào trí tuệ nhân tạo, tạo ra hàng loạt sản phẩm và dịch vụ mới. Cuộc đua này đã làm cho AI trở nên phổ biến hơn, từ các ứng dụng doanh nghiệp quy mô lớn cho đến cả những công cụ hỗ trợ cá nhân đến, giúp AI thâm nhập sâu hơn vào cuộc sống hàng ngày của con người.

Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra AI phát triển mạnh mẽ trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau, điển hình như y tế, giáo dục cũng như tài chính kỹ thuật. Trong y tế, AI phân tích hình ảnh đang được sử dụng để cải thiện chẩn đoán và điều trị, phát hiện sớm các bệnh lý như ung thư, hoặc đưa ra các đề xuất điều trị cá nhân hóa dựa trên dữ liệu lớn. Điều này không chỉ giúp tăng cường hiệu quả điều trị mà còn giảm bớt gánh nặng cho các bác sĩ, giúp họ tập trung vào các trường hợp phức tạp hơn mở ra những triển vọng mới cho y học hiện đại.

Trong giáo dục, AI đang cách mạng hóa cách thức giảng dạy và học tập. Một ví dụ có thể nhận thấy là ứng dụng học tiếng anh Elsa Pro có thể cá nhân hoá bài giảng, khoá học theo từng học viên hỗ trợ giáo viên và học sinh tối ưu hóa quá trình giảng dạy và học tập. AI còn giúp tạo ra các tài liệu học tập tùy biến, giúp học sinh nắm bắt kiến thức một cách hiệu quả hơn từ đó nâng cao khả năng dạy và học.

Các dòng sản phẩm của Samsung luôn đi đầu trong việc tích hợp AI.

Ở một chiều hướng khác, cá nhân và dễ thấy hơn thì ngay cả những chiếc smartphone luôn theo sát bên mình cũng đã dần bước sang thế hệ AI Phone. Như những mẫu Galaxy S24 Series, hay gần đây là mẫu điện thoại gập Galaxy Z Series thế hệ thứ 6, hay loạt nâng cấp Apple Intelligence cho hệ điều hành iOS mới cũng đã được tích hợp sâu các tính năng chưa từng có trước đây. Nhờ AI, người dùng giờ đây có thể tìm kiếm thông qua việc khoanh tròn trên màn hình, tự động dịch thuật hay tóm tắt văn bản cùng hàng loạt các tính năng hỗ trợ chỉnh sửa ảnh theo hướng tạo sinh cũng đã xuất hiện.

Thậm chí, ngay cả những thiết bị gia dụng vốn rất "vô tri" thì nay cũng đã được tích hợp sâu AI, làm thay đổi cả trải nghiệm sử dụng. Đơn cử như mẫu Samsung Neo QLED 8K AI, tích hợp AI sâu vào vi xử lý, mang đến khả năng nâng cấp khung hình bất tận, đảm bảo trải nghiệm nghe nhìn vượt ngưỡng. Hay dòng sản phẩm Samsung Bespoke AI với loạt máy giặt, tủ lạnh hay lò nướng, không chỉ đáp ứng nhu cầu cơ bản mà còn đem lại sự thoải mái, tiện nghi cùng khả năng kết nối hoàn hảo.

Các mẫu robot hút bụi như Ecovacs Deebot X5 Pro cũng được tích hợp AI nhận biết sàn nhà, vật liệu tăng cường khả năng hoạt động. Hoặc camera thông minh FPT AI Camera ngoài chuyện nhận biết phát hiện người, lại còn phân tích hành vị, phát cảnh báo sớm trong các tình huống tự động. Có thể thấy, với tiềm năng của mình, các sản phẩm tích hợp AI sẽ còn vượt xa hơn nữa, mang đến những trải nghiệm không chỉ thoải mái, tiện lợi mà còn vượt xa mong đợi.

Đó cũng là lý do để Giải thưởng Better Choice Awards 2024 dành riêng hạng mục Thiết bị công nghệ đột phá nhờ AI nhằm tôn vinh các sản phẩm công nghệ cá nhân/gia đình được tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI). Với hàng loạt các tiêu chí đánh giá khắt khe như mức độ tiên tiến, sự khác biệt cùng khả năng học hỏi, mở rộng của AI tích hợp cũng như khả năng tối ưu hóa hiệu suất, nâng cao trải nghiệm người dùng, và tự động hóa các quy trình trong gia đình. Các sản phẩm được đề cử trong hạng mục này chính là sự lựa chọn hàng đầu mang đến những đột phá trong trải nghiệm AI chưa từng có.

Better Choice Awards tri ân và tôn vinh những "Đột phá đổi mới sáng tạo" về sản phẩm, dịch vụ, thành tựu mang đến lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng, tạo ra điểm khác biệt khi không đi tìm "lựa chọn tốt nhất phân khúc", mà hướng tới nhu cầu thực tế của người dùng để giúp họ tìm ra thương hiệu, sản phẩm phù hợp nhất.

Better Choice Awards 2024 chính thức mở đơn đăng ký hồ sơ đề cử mới từ ngày 25/7 với 3 hạng mục giải thưởng hướng tới các ngành hàng Công nghệ, Ô tô, Tiêu dùng, Tài chính - Ngân hàng, Thời trang và Dịch vụ Vận chuyển : Car Choice Awards, Smart Choice Awards và Innovative Choice Awards. Đăng ký hồ sơ đề cử ngay tại https://betterchoice.vn/.

Mọi thắc mắc trong quá trình chuẩn bị hồ sơ đề cử, vui lòng liên hệ: hanhvithi@admicro.vn (Ms. Vi Hạnh)

Đam mê và yêu thích công nghệ cũng như chia sẻ những kiến thức về công nghệ. Nếu mọi người thấy hay hãy chia sẻ bài viết của mình tới cộng đồng nhé.