Đam mê và yêu thích công nghệ cũng như chia sẻ những kiến thức về công nghệ. Nếu mọi người thấy hay hãy chia sẻ bài viết của mình tới cộng đồng nhé.
Trong thời đại công nghệ mới, giải trí tại gia đã trở thành nhu cầu thiết yếu của nhiều gia đình. Với sự đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI) cùng loạt cải tiến trong lĩnh vực TV OLED, LG đang có những bước đi mạnh mẽ nhằm “tái định nghĩa” trải nghiệm giải trí tại nhà. “Ông lớn Hàn Quốc” đã tích hợp hàng loạt giải pháp AI thông minh vào soundbar cho đến TV, mang đến trải nghiệm giải trí mới mẻ, khác biệt
Ứng dụng AI vào soundbar cùng các sản phẩm âm thanh
Trên thực tế, LG đã đặt những “viên gạch” đầu tiên trong hành trình mang AI đến các thiết bị âm thanh từ nhiều năm trước đó. Thời điểm ấy, AI Sound Pro xuất hiện trên dòng TV của hãng, mang đến nhiều trải nghiệm khác biệt.
Với AI Sound Pro, hệ thống sử dụng trí tuệ nhân tạo để tự động phân tích nội dung đang phát và điều chỉnh cài đặt âm thanh sao cho phù hợp nhất. Chẳng hạn, khi xem phim, hệ thống sẽ đẩy mạnh các hiệu ứng âm thanh (sound effect). Khi nghe nhạc, AI Sound sẽ tăng các dải tần số cao – thấp nhằm tạo chiều sâu cho âm thanh. Còn khi xem thời sự, hệ thống sẽ xử lý giọng nói sao cho tách bạch, rõ ràng hơn.
Trên LG OLED TV, AI Sound Pro là một chế độ âm thanh riêng, bên cạnh những tuỳ chọn khác như Tiêu chuẩn (Standard). Rạp chiếu phim (Movies) hay Âm nhạc (Music). Vì thế, ngay cả những người dùng phổ thông cũng có thể kích hoạt tính năng này mà không cần truy cập quá sâu vào hệ thống.
Một công nghệ AI đáng chú ý khác trên các sản phẩm âm thanh của LG là AI Room Calibration Pro. Theo đó, tính năng sử dụng các cảm biến để phân tích không gian xung quanh, từ đó điều chỉnh âm thanh đầu ra để có độ chính xác cao hơn.
Năm 2020, LG tích hợp các công nghệ này trên dòng loa thanh – soundbar của hãng. Vì thế, người dùng không cần chi ra quá nhiều tiền mà vẫn có thể tận hưởng hàng loạt tính năng trí tuệ nhân tạo thông minh. Đáng nói, những AI Sound Pro hay AI Room Calibration Pro trên soundbar đều có thể kích hoạt dễ dàng thông qua điều khiển từ xa hoặc ứng dụng LG Soundbar đi kèm.
Ngoài trí tuệ nhân tạo, LG còn mang đến nhiều tính năng tiện ích khác trên các mẫu soundbar. Điển hình trong đó là WOW Orchestra, tính năng cho phép tái tạo âm thanh sâu và rộng như rạp giao hưởng nhờ sử dụng đồng thời loa TV và soundbar. Hay là WOW Interface, công cụ cho phép kiểm tra và thay đổi trạng thái của soundbar (âm lượng, chế độ âm thanh) ngay trên màn hình TV.
Cùng vị thế dẫn đầu thị trường TV OLED 11 năm liên tiếp
Sẽ là thiếu sót lớn nếu nhắc đến soundbar mà không đề cập đến các mẫu TV của LG. Trên thực tế, thương hiệu này đã dẫn đầu thị trường TV OLED trong suốt 11 năm liên tiếp, một thành tích mà không phải đối thủ nào cũng làm được.
Ngược dòng quá khứ, năm 2010, LG trình làng chiếc TV OLED đầu tiên với kích thước 15 inch. Sản phẩm nhanh chóng tạo dấu ấn với thiết kế siêu mỏng, màu đen sâu cùng mức giá cạnh tranh.
Thế nhưng, 15 inch là kích thước quá nhỏ để gọi đây là một chiếc TV. Để bứt phá, LG cần phải làm nhiều điều hơn. Và họ đã không khiến người dùng thất vọng khi trình làng một chiếc TV OLED có kích thước lên đến 55 inch tại CES 2012. Thời điểm đó, đây là chiếc TV OLED lớn nhất, rộng nhất mà chúng ta từng thấy.
Những năm về sau, các hãng TV dần rút khỏi mảng OLED vì những dự báo không khả quan về lợi nhuận. Tuy nhiên, LG vẫn đều đặn ra mắt các sản phẩm mới. Năm 2017, LG chính thức thương mại hoá W7T, mẫu TV OLED với độ mỏng chỉ 2,57mm ấn tượng nhất thời đó. Thậm chí, vào năm 2023, hãng còn bán ra OLED R, chiếc TV đầu tiên và duy nhất trên thế giới có thể cuộn.
Và những nỗ lực của LG đã được đền đáp xứng đáng. Báo cáo từ Yonhap chỉ ra hãng mất 7 – 8 năm để bán 5 triệu chiếc TV OLED đầu tiên, nhưng chỉ cần 2 năm cho 5 triệu sản phẩm tiếp theo. Trong năm 2023, “ông lớn Hàn Quốc” xuất xưởng được 3 triệu TV OLED, chiếm đến 53% thị phần toàn cầu của dòng sản phẩm này.
Những số liệu trên là minh chứng cho thấy vị thế dẫn đầu của LG trong thị trường TV OLED suốt 11 năm qua. Đó không phải sự ngẫu nhiên, mà cốt lõi nằm ở việc hãng luôn tập trung cải thiện chất lượng sản phẩm và nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng.
Dải sản phẩm TV OLED của LG trải dài trên nhiều phân khúc khác nhau. Với các gia đình trẻ, không có tài chính quá dư dả, học có thể lựa chọn dòng A2 hoặc A3. Trong khi đó, dòng LG OLED C3 hay C4 phù hợp cho đối tượng khách hàng cần trải nghiệm giải trí đỉnh cao với nhiều công nghệ mới nhất.
Các mẫu TV OLED của LG được đánh giá cao nhờ chất lượng hình ảnh ấn tượng, màu đen sâu cùng thiết kế sang trọng. Đặc biệt, với các đời sản phẩm mới, người dùng còn có thể trải nghiệm hàng loạt tính năng trí tuệ nhân tạo thông minh. Cụ thể, AI Super Upscaling tối ưu hoá hiệu ứng cho nội dung trình chiếu dựa trên thể loại và bối cảnh. Tính năng AI Sound Pro tự động điều chỉnh âm thanh dựa theo môi trường xung quanh. Trong khi đó, AI Acoustic Tuning sử dụng micro để đo đạc không gian trong phòng và điều chỉnh lại cài đặt âm thanh cho phù hợp.
Song song với đó, LG không ngừng thử nghiệm các dòng sản phẩm mới. Vừa qua, hãng đã trình làng LG OLED evo M4, chiếc TV “không dây” đầu tiên trên thế giới. Ngoại trừ dây cấp nguồn điện, không có bất cứ sợi cáp nào gắn trực tiếp lên màn hình sản phẩm này. Tất cả các cổng kết nối thiết bị ngoại vi khác đều nằm gọn trong hộp điều khiển không dây Zero Connect Box.
Tạm kết
Với những nỗ lực không ngừng trong việc ứng dụng công nghệ AI vào soundbar và TV OLED, LG đã khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực giải trí tại gia. Không chỉ tạo ra những sản phẩm ấn tượng về cả âm thanh lẫn hình ảnh, hãng còn liên tục đổi mới để mang đến trải nghiệm vượt trội đến người dùng.