Đam mê và yêu thích công nghệ cũng như chia sẻ những kiến thức về công nghệ. Nếu mọi người thấy hay hãy chia sẻ bài viết của mình tới cộng đồng nhé.
Alexander Zhadan lần đầu tiên gây chú ý trên RuNet - cộng đồng trực tuyến nói tiếng Nga - một năm trước, khi anh tweet rằng anh đã viết một luận văn nghiên cứu khoa học tại Đại học Nhân văn Quốc gia Nga bằng ChatGPT chỉ trong 23 giờ.
Vài ngày trước, chuyên gia công nghệ thông tin trẻ tuổi người Nga này lại một lần nữa trở thành tiêu điểm của các tiêu đề tin tức, lần này anh đã đào tạo và sử dụng ChatGPT để lọc qua hàng nghìn hồ sơ hẹn hò trực tuyến và dựa vào gợi ý, lời khuyên của nó để tìm ra đối tượng hoàn hảo để có thể trở thành vợ của mình.
Câu chuyện của Zhadan, ban đầu được kể qua một loạt các bài đăng trên X/Twitter, đã gây ra một cuộc tranh luận gay gắt về đạo đức của việc sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo để tìm kiếm tình yêu trực tuyến, và trong khi chàng trai 23 tuổi thừa nhận rằng câu chuyện của mình có thể thay đổi cách người khác nhìn nhận về hẹn hò trực tuyến, thì anh cũng chỉ ra rằng ChatGPT có những hạn chế và anh ấy cần phải đích thân tham gia để kết nối với những cuộc hẹn hò của mình.
Mọi thứ bắt đầu từ trải nghiệm thất vọng của Alexander với các ứng dụng hẹn hò phổ biến như Tinder. Anh đã vuốt sang trái, sau đó là phải, sau đó mở đầu cuộc trò chuyện với một người phù hợp tiềm năng và sau đó người đó sẽ biến mất. Đó là một sự lãng phí rất lớn về thời gian, nhưng sau khi trở nên quen thuộc với ChatGPT, anh tự hỏi liệu có cách nào để sử dụng công cụ trí tuệ nhân tạo này để làm cho trải nghiệm hẹn hò trực tuyến của mình hiệu quả hơn.
Zhadan bắt đầu bằng cách yêu cầu ChatGPT xem qua 5.239 hồ sơ hẹn hò của phụ nữ để loại bỏ những người mà anh cảm thấy mình sẽ không hợp dựa trên một số bộ lọc, như có ít hơn hai ảnh hồ sơ, thông tin về cung hoàng đạo, tham khảo về tôn giáo, hay đăng tải những bức ảnh có phần hơi nhạy cảm. Anh cảm thấy như đây là một phần quan trọng của quá trình đối với cả anh và các cô gái, vì họ không lãng phí thời gian để tương tác.
Tiếp theo là phần khó khăn hơn cả - huấn luyện ChatGPT thay mặt anh ấy giao tiếp với những ứng viên tiềm năng. Trong một cuộc phỏng vấn với Settlers Media, Alexander cho biết anh đã mất khoảng 120 giờ làm việc để đưa công cụ trí tuệ nhân tạo này đạt đến một mức anh có thể hài lòng. Để làm điều này, anh cung cấp cho nó các cuộc trò chuyện trước đây của mình với các cô gái, thiết lập xác nhận phản hồi và giám sát công cụ càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, trải nghiệm vẫn không hoàn hảo...
Một lần, ChatGPT đã sắp xếp một cuộc hẹn với một cô gái mà không thông báo cho anh về điều đó, dẫn đến việc cô gái phải đợi anh ấy hơn một tiếng rưỡi (điều mà anh ấy vẫn vô cùng hối hận), trong khi một lần khác, chương trình trí tuệ nhân tạo đã lên lịch hẹn tại Công viên Bitsa ở Moscow, một khu rừng ở Moscow nơi một kẻ sát nhân hàng loạt nổi tiếng đã vứt xác nạn nhân của hắn vào những năm 2000.
Nhìn chung, ChatGPT đã giúp Zhadan có 12 cuộc hẹn hò với những người phù hợp nhất mà nó có thể tìm thấy, bao gồm một lần với Karina Imranovna, vợ tương lai của anh. Công cụ trí tuệ nhân tạo này cũng rất tích cực tham gia vào quá trình hẹn hò, khuyến nghị với người đàn ông 23 tuổi nói về tuổi thơ, bố mẹ, mục tiêu và giá trị của mình trong suốt các buổi hẹn, để đánh giá xem mỗi ứng cử viên có phù hợp cho một mối quan hệ lâu dài không.
Karina, vợ tương lai của Alexander, vẫn chưa có bất kỳ phản ứng nào về việc anh sử dụng ChatGPT trong thời gian hẹn hò của họ, nhưng chuyên gia công nghệ thông tin 23 tuổi người Nga khẳng định rằng anh đã nói với cô ấy về điều đó cách đây một năm và cô ấy vẫn ở bên anh, vì vậy... Còn về phản ứng của công chúng, Zhadan nhận thức về các vấn đề đạo đức của việc sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo để tìm kiếm tình yêu trực tuyến, nhưng khẳng định rằng việc xác định ranh giới là do cộng đồng trực tuyến quyết định.
Tham khảo: Odditycentral; Thesun