Dưới đây là bảng xếp hạng thị phần smartphone tại Trung Quốc trong năm 2022 vừa qua, theo Counterpoint Research. Và không phải HUAWEI, Apple hay bất kỳ một cái tên nào khác, chính vivo mới là cái tên dẫn đầu danh sách thị phần tại quốc gia tỷ dân.

Thị phần smartphone Trung Quốc năm 2022 (đơn vị: phần trăm)

Thành công tại Trung Quốc là thế, vậy nhưng ở Việt Nam, vivo dường như không có nhiều chỗ đứng và dần mất đi sức hút giữa những Samsung, OPPO hay kể cả Xiaomi. Theo đó, Counterpoint Research chỉ ra thị phần smartphone vivo tại Việt Nam chỉ đứng thứ 5, thậm chí thị phần đã chứng kiến đà suy giảm lên tới 50%, một con số đáng quan ngại.

Doanh số và thị phần smartphone Việt Nam năm 2022

Thương hiệuDoanh số(triệu thiết bị)Thị phầnSo với cùng kỳ
1. Samsung4,90836,6%-7,2%
2. OPPO2,74120,4%-1,5%
3. Xiaomi1,99114,8%-1,6%
4. Apple1,75713,1%23,6%
5. vivo9286,9%-50%
Các hãng khác1,0878,2%-56,9%

Câu hỏi đặt ra ở đây là, tại sao điện thoại vivo lại không đủ sức cạnh tranh tại Việt Nam? Và đâu sẽ là nước đi đúng đắn của hãng trong năm 2023 sắp tới này?

Mức giá khá cao

Một thực tế là kể cả phân khúc flagship hay tầm trung, giá rẻ, điện thoại vivo tại Việt Nam luôn đặt trong mức giá khá cao. Hãy lấy ví dụ ngay với vivo X80 Pro, khi được trình làng tại Việt Nam một năm về trước, mẫu máy này được niêm yết với mức giá lên đến 30 triệu đồng. Con số này ngang ngửa những chiếc flagship cao cấp nhất, từ iPhone 13 Pro Max cho đến Galaxy S22 Ultra.

vivo X80 Pro

Tất nhiên đó là mức giá chưa bao gồm khuyến mãi trừ quà hay chính sách thu cũ, đổi mới. Nhưng khách quan mà nói, việc đặt giá quá cao sẽ ít nhiều khiến điện thoại vivo khó cạnh tranh tại Việt Nam, đặc biệt khi nhiều người vẫn còn giữ quan điểm “trên 10 triệu, không mua flagship Trung Quốc”.

Ít kinh doanh flagship tại Việt Nam

vivo X80 Series cũng là những mẫu flagship hiếm hoi được hãng mang về Việt Nam và kinh doanh dưới dạng hàng chính hãng. Trên thực tế, vivo rất ít, nếu không muốn nói là gần như không kinh doanh flagship chính hãng tại nước ta. Đặc biệt với dòng Pro Plus – những chiếc máy cao cấp và hội tụ nhiều tinh hoa hơn dòng Pro – cũng gần như chẳng được bán tại Việt Nam.

Cá nhân mình cho rằng doanh số flagship sẽ không phải ưu tiên hàng đầu của vivo, đặc biệt là tại một thị trường khốc liệt và cạnh tranh như Việt Nam. Tuy nhiên, việc kinh doanh điện thoại cao cấp sẽ giúp hãng nâng tầm vị thế của mình; quảng bá, giới thiệu tính năng cao cấp nhất tới nhiều người dùng hơn, từ đó tạo ấn tượng đối với họ và thúc đẩy doanh số những mẫu máy thấp cấp – vốn là mũi tên chủ lực của hãng trong nhiều năm qua.

Phân khúc tầm trung, giá rẻ không đủ sức cạnh tranh

Nhắc đến Xiaomi, chúng ta nhớ đến những mẫu máy giá rẻ, hiệu năng cao và những trang bị “phá đảo” phân khúc. Nhắc đến OPPO, chúng ta nhớ đến những chiếc điện thoại thiết kế bắt mắt và camera ấn tượng. Nói đến Samsung, chúng ta có những chiếc máy Galaxy cân bằng nhiều yếu tố và một thương hiệu tốt. Còn khi nhắc về vivo, chúng ta có gì?

Tất nhiên những sản phẩm vivo chính hãng tại Việt Nam không tệ và vẫn có những thế mạnh riêng. Tuy nhiên, dường như hãng chưa định hướng được một yếu tố cạnh tranh, trong khi các sản phẩm lại quá “lửng lơ”, không để lại quá nhiều ấn tượng trong lòng người dùng.

vivo T1 5G

Trên thực tế, đã có thời điểm vivo đặt cấu hình lên yếu tố cạnh tranh hàng đầu. Đó chính là vivo T1 series, với hai mẫu máy vivo T1x và vivo T1 từng nhận được rất nhiều sự quan tâm và chọn mua của người dùng. Điểm mạnh nhất của chúng là cấu hình gần như “vô đối” trong phân khúc chính hãng, trong khi các yếu tố khác như pin hay camera cũng được làm tốt và không có quá nhiều điều phàn nàn.

Không có OriginOS

Yếu tố làm nên khác biệt giữa các thiết bị vivo bán tại thị trường nội địa và tại Việt Nam, đó chính là hệ điều hành. Trên phiên bản nội địa, vivo trang bị giao diện OriginOS, vốn được đánh giá rất cao về độ mượt mà, các tính năng đi kèm lẫn sự tối ưu, tuỳ biến. Còn đối với các mẫu máy tại thị trường quốc tế, vivo lại tích hợp giao diện FuntouchOS, vốn đơn điệu và gần như không đủ sức tuỳ biến so với OriginOS.

Trên thực tế vivo không phải là cái tên đầu tiên tích hợp giao diện người dùng khác nhau giữa các thị trường. Trước đó, các mẫu máy OnePlus quốc tế được sử dụng OxygenOS, trong khi phiên bản nội địa lại được cài đặt HydrogenOS (sau đó là ColorOS). Vấn đề đặt ra ở đây là, sự khác biệt giữa hai giao diện trên dường như không quá đáng kể. Trong khi đó, đối với OriginOS, giao diện này mang đến sự vượt trội toàn diện về mọi mặt so với FuntouchOS, từ hệ thống cử chỉ, biểu tượng cho đến độ mượt mà. Rõ ràng vivo hoàn toàn có thể cân nhắc và đồng bộ OriginOS trên tất cả điện thoại bán ra tại thị trường quốc tế mà, tại sao không?

Đam mê và yêu thích công nghệ cũng như chia sẻ những kiến thức về công nghệ. Nếu mọi người thấy hay hãy chia sẻ bài viết của mình tới cộng đồng nhé.