Đam mê và yêu thích công nghệ cũng như chia sẻ những kiến thức về công nghệ. Nếu mọi người thấy hay hãy chia sẻ bài viết của mình tới cộng đồng nhé.
Trưa nay, nhiều địa phương ở khu vực phía Bắc như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Hải Dương,... nhiều người dân phát hiện vòng tròn sáng bao quanh mặt trời.
Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn cho biết, hiện tượng kể trên có tên gọi quầng 22 độ của Mặt Trời hoặc quầng Mặt Trời. Một số nơi còn gọi hiện tượng này bằng cái tên khác là hào quang. Tuy nhiên theo lý giải của ông Sơn đây là cách gọi cảm tính, không chính xác.
Quầng Mặt Trời xảy ra trong một số thời điểm , điều kiện nhất định như ở trên tầng cao của khí quyển của trái đất thời tiết rất khô, ít hơi nước nhưng có nhiều tinh thể băng.
“Ánh sáng từ Mặt Trời hoặc Mặt Trăng khi đi qua tinh thể băng bị tán xạ và tạo thành quầng sáng bao quanh mặt trời có bán kính 22 độ tính từ Mặt Trời vì thế mới có tên gọi là quầng 22 độ”, ông Sơn cho biết.
Cũng theo Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam, dân gian ta có câu kinh nghiệm : “Trăng quầng trời hạn, trăng sáng trời mưa” với ý nghĩa báo hiệu thời tiết oi bức khi quầng sáng xuất hiện ở mặt trăng, nhưng kinh nghiệm này cũng không hoàn toàn chính xác.
Quầng sáng Mặt Trời ít xuất hiện hơn quầng sáng mặt trăng nhưng không phải là hiện tượng quá hiếm và cũng không ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể báo hiệu thời gian ngắn sắp tới nắng nóng kéo dài và ít có mưa.
Quầng sáng Mặt Trời chỉ xuất hiện ở một số địa phương, trong khi ở nơi khác không nhìn thấy điều này được chuyên gia lý giải là chỉ những nơi có điều kiện khí quyển nhất định, khi không khí khô và tầng cao có chứa nhiều tinh thể băng mới xuất hiện. Những nơi có mây, nhiều hơi nước sẽ không nhìn thấy hiện tượng này.