Đảo Ireland nằm ở phía Tây Bắc châu Âu, là một hòn đảo như chúng ta đều biết, cách đất liền gần nhất 80 km, nghe thì có vẻ không quá xa, nhưng để những loài động vật trên đất liền bơi qua quãng đường này để đến đảo thì lại là một điều vô cùng khó khăn. 

Một số người có thể cho rằng Ireland không bao giờ có rắn là một điều không tưởng, bởi Vương quốc Anh bên cạnh cũng là một quốc đảo và ở đó có rắn!

Ở Anh quả thực có rắn, nhưng trên thực tế, đã rất lâu trước đó, ở Anh và Ireland đều không hề có rắn, Kỷ băng hà đã khiến môi trường của những hòn đảo này hoàn toàn không thích hợp cho các loài bò sát sinh sống. Bò sát là loài động vật máu lạnh và cơ thể chúng cần nhiệt từ môi trường xung quanh để hoạt động. Theo thời gian, các sông băng cuối cùng đã tan chảy vào khoảng 10.000 năm trước. Sau khi Kỷ băng hà kết thúc, châu Âu, Vương quốc Anh, và Ireland, thực sự đã có một cây cầu trên đất liền, cho phép động vật trên cạn di chuyển đến hai hòn đảo một cách hợp lý.

Nhưng 8.500 năm trước, nước từ các tảng băng tan chảy đã làm ngập cầu đất liền từ Anh đến Ireland, và cầu đất liền từ Anh đến châu Âu vẫn tồn tại hơn 2.000 năm sau đó, điều này giúp động vật trên cạn có thời gian đến Anh nhiều hơn. Trong thời kỳ đó, ít nhất ba loài rắn đã định cư ở Anh, nhưng có một sự thật là loài rắn không bao giờ di cư đến Ireland - hòn đảo này chỉ có một loài bò sát bản địa duy nhất trên cạn: viviparous lizard, loài này hẳn đã xuất hiện vào khoảng 10.000 năm qua, sau khi kỷ băng hà kết thúc.

Cho đến nay, không có bằng chứng nào về loài bò sát trong hồ sơ hóa thạch của Ireland.

Theo hầu hết các chuyên gia, rắn rất có thể đã không còn sống ở Ireland kể từ trước Kỷ băng hà cuối cùng. Điều này chủ yếu là do Kỷ băng hà bao phủ toàn bộ Ireland và phần còn lại của Quần đảo Anh trong băng tuyết, nghĩa là nó hoàn toàn khắc nghiệt đối với tất cả các loài động vật. Sau khi kết thúc Kỷ băng hà, Ireland đã bị tách biệt khỏi các vùng đất khác, bao gồm cả Anh và lục địa châu Âu, với rất ít cây cầu đất có thể sử dụng được, nghĩa là những con rắn không thể tiếp cận được nơi giờ đã trở thành một hòn đảo được bao quanh bởi nước.

Ngoài Ireland, những hòn đảo không có rắn bản địa còn có New Zealand, Hawaii, Greenland, Iceland và Nam Cực... Tuy nhiên, do nạn buôn bán thú cưng toàn cầu và sự vô tình của con người nên những nơi này ít nhiều đều gặp phải sự “xâm lược” của loài rắn.

Nghiêm trọng nhất có lẽ là Guam (một hải đảo nằm ở miền tây Thái Bình Dương và là một lãnh thổ có tổ chức nhưng chưa hợp nhất của Hoa Kỳ), nơi có số lượng lớn loài rắn cây nâu xâm lấn, do không có kẻ thù tự nhiên nên chúng săn lùng các loài động vật bản địa trên đảo một cách điên cuồng. Vào tháng 12 năm 2013, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã vứt một số lượng lớn chuột chết xuống đảo Guam lần thứ 4. Những con chuột này chứa liều lượng lớn acetaminophen, có thể giết chết những con rắn ăn thịt chuột trong vòng 24 giờ.

Phương án này có hiệu quả nhưng chỉ có thể là đòn tấn công tạm thời vì chuột chết sẽ luôn bị ăn thịt hoặc phân hủy một cách tự nhiên.

Ở Guam, loài rắn cây nâu xâm lấn đã trở nên phổ biến, tàn phá quần thể chim và thằn lằn bản địa của hòn đảo, khiến chính quyền địa phương phải dùng đến các biện pháp để cố gắng tiêu diệt loài ngoại lai này.

Trên thực tế, Ireland không có rắn bản địa, nhưng đôi lúc người ta vẫn có thể nhìn thấy chúng bên ngoài tự nhiên. Trong thời kỳ bùng nổ kinh tế của Ireland vào cuối những năm 1990, rắn cưng đã được nhập khẩu vào Ireland, chúng thậm chí còn trở thành biểu tượng địa vị ở Ireland, vì những con rắn không được tìm thấy ở quốc gia này chúng được coi là thú cưng hiếm. Nhưng bắt đầu từ năm 2008, Ireland bắt đầu rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế kéo dài, sau đó bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhiều người nuôi rắn đã chọn cách thả con rắn cưng của mình. Những con rắn này đang bắt đầu xuất hiện ở nhiều khu vực ở Ireland, nhưng may mắn là đến nay chúng dường như chưa lan xa ra ngoài tự nhiên, vì Ireland vẫn còn lạnh.

Viviparous lizard là một loài thằn lằn Á-Âu, có chiều dài trung bình từ 50 đến 70 mm và khối lượng trung bình từ 2 đến 5g. Chúng không có màu sắc cụ thể nhưng có thể có màu nâu, đỏ, xám, xanh lá cây hoặc đen. Sinh vật này sống xa hơn về phía bắc so với bất kỳ loài bò sát không sống ở biển nào khác.Loài thằng lằn này được biết đến với khả năng sống ở vùng có khí hậu rất lạnh. Chúng có phạm vi phân bố rộng nhất trong số các loài thằn lằn trên cạn, thậm chí bao gồm cả các vùng cận Bắc Cực. Nó có thể sống sót ở những vùng khí hậu khắc nghiệt này vì các cá thể sẽ đóng băng trong những mùa đặc biệt lạnh giá và tan băng hai tháng sau đó.

Tham khảo: Zhihu

 

Đam mê và yêu thích công nghệ cũng như chia sẻ những kiến thức về công nghệ. Nếu mọi người thấy hay hãy chia sẻ bài viết của mình tới cộng đồng nhé.