Năm ngoái, vụ chìm tàu lặn Titan của OceanGate thu hút sự chú ý của các đầu báo lớn nhỏ trên khắp thế giới. Con tàu lặn được thiết kế sơ sài, vi phạm nhiều tiêu chuẩn hàng hải, đã bị sức ép của lòng biển phá hủy, toàn bộ hành khách trên tàu đã bỏ mạng trong chuyến viếng thăm tàu Titanic.

Hình ảnh tàu lặn Titan - Ảnh: OceanGate.

Trong buổi điều trần trước Cơ quan Tuần dương Hoa Kỳ diễn ra vào cuối tuần trước, Antonella Willby - một cựu nhân viên làm việc theo hợp đồng cho dự án khám phá lòng biển OceanGate - cho hay công ty chế tạo tàu Titan đã sử dụng một quy trình định hướng cực kỳ nhiêu khê, có khả năng dẫn tới thảm họa thảm khốc.

Theo lời Wilby, tàu Titan chứa thiết bị định vị có tên USBL (ultra-short baseline, tạm dịch “đường cơ bản cực ngắn”), một công nghệ vận hành khá giống GPS, có khả năng định vị dựa trên âm thanh và cho ra những dữ liệu như vận tốc, độ sâu và vị trí của một con tàu lặn.

Thông thường, những dữ liệu trên sẽ được tự động nhập vào phần mềm máy tính để theo dõi chính xác vị trí tàu lặn. Tuy nhiên, trong trường hợp tàu Titan, dữ liệu được nhập viết ra giấy, sau đó được nhập thủ công vào phần mềm Excel trước khi được tải lên phần mềm định vị. Tất cả thông tin trên tiếp tục được dùng để xác định vị trí tàu lặn Titan … trên một bản đồ vẽ bằng tay, mô tả khu vực quanh xác tàu Titanic.

Nhóm hoa tiêu của tàu Titan sẽ cập nhật dữ liệu mới 5 phút/lần, nhưng quá trình này vô cùng chậm, nhất là khi vừa làm vừa liên lạc qua lại với con tàu Titan bằng tin nhắn văn bản. Khi Wilby đề xuất công ty nên sử dụng phần mềm quy chuẩn trong xử lý dữ liệu, đồng thời tự động hóa quá trình thu thập và xử lý dữ liệu, công ty trả lời rằng họ đã muốn tự phát triển một hệ thống riêng, nhưng lúc đó không đủ kinh phí.

Wilby báo cáo những thông tin này lên ban quản lý, cho rằng đây là “một phương án định vị khờ dại”. Ngay sau đó, Wilby đã bị OceanGate sa thải khỏi nhóm hoa tiêu..

Xác tàu Titan nằm dưới lòng biển - Ảnh: Pelagic Research Services.

Cũng trong phiên điều trần, cô Wilby kể rằng trong buổi lặn số 80 diễn ra năm 2022, con tàu Titan đã phát ra một tiếng động lớn khi bắt đầu lặn, âm thanh to tới mức người trên mặt biển cũng có thể nghe rõ.

Những thông tin cô Wilby cung cấp khớp với lời cựu giám đốc khoa học của OceanGate, ông Steven Ross. Ông nhận định tiếng động lớn sinh ra vì vỏ tàu phản ứng với sự thay đổi áp suất. Tuy vậy, cô Wilby khẳng định tiếng nổ năm 2022 chỉ gây ra chút xíu thiệt hại cho con tàu Titan.

Cũng theo lời ông Ross, sáu ngày trước khi con tàu Titan nổ sập, lái tàu và ông Stockton Rush - đồng sáng lập OceanGate, người đã bỏ mạng trong vụ tai nạn hồi năm ngoái, đã khiến tàu Titan va chạm trong lúc nổi lên, làm người trong khoang “lăn lộn”. Ông Ross khẳng định không ai bị thương trong sự cố này, tuy nhiên không rõ OceanGate có tiến hành giám định tàu sau vụ tai nạn này không.

Đam mê và yêu thích công nghệ cũng như chia sẻ những kiến thức về công nghệ. Nếu mọi người thấy hay hãy chia sẻ bài viết của mình tới cộng đồng nhé.