Đam mê và yêu thích công nghệ cũng như chia sẻ những kiến thức về công nghệ. Nếu mọi người thấy hay hãy chia sẻ bài viết của mình tới cộng đồng nhé.
Chất màu đỏ tươi đựng bên trong lọ đá nhỏ có thể là một trong những loại son môi lâu đời nhất được biết đến trên thế giới.
Các nhà nghiên cứu viết trong nghiên cứu rằng, dòng nước chảy xiết đã đẩy chiếc lọ được chạm khắc công phu lên bề mặt cùng với nhiều hiện vật khác, nhiều thứ đã bị người dân địa phương lấy mất. Những món đồ được tìm thấy, bao gồm cả thỏi son, hiện là một phần trong bộ sưu tập của Bảo tàng Khảo cổ Jiroft.
Son môi cổ xưa nhất
Để tìm hiểu thêm về loại sơn môi cổ xưa, các nhà nghiên cứu đã phân tích chất màu đỏ bằng phương pháp xác định niên đại bằng carbon phóng xạ và xác định rằng nó có niên đại lên tới 4.000 năm tuổi và có niên đại vào khoảng giữa năm 1936 trước Công nguyên đến năm 1687 trước Công nguyên
Các nhà nghiên cứu nhận thấy hỗn hợp sắc tố chủ yếu được tạo ra bằng cách sử dụng hematit nghiền nát, một loại khoáng chất oxit, tạo ra màu đỏ rực rỡ, cùng với các khoáng chất khác như manganite và braunite. Các hạt thạch anh cũng được thêm vào hỗn hợp, để làm màu dịu hoặc để thêm ánh sáng lung linh.
Sắc tố môi cũng chứa dấu vết của sợi thực vật, có thể đã được thêm vào để tạo mùi thơm. Các tác giả viết trong nghiên cứu cho biết, bản thân sắc tố này có sự tương đồng đáng kinh ngạc với son môi hiện đại.
Mặc dù các nhà khảo cổ không chắc chắn ai là người sở hữu đồ trang điểm này nhưng họ biết rằng, những sản phẩm làm đẹp này thường được phụ nữ Iran sử dụng trong thời kỳ đó.
Theo The Circle of Ancient Iran Studies, một chương trình giáo dục phi lợi nhuận, các sản phẩm trang điểm phổ biến khác bao gồm một loại bột màu đen gọi là sormeh, dùng làm bút kẻ mắt và henna, dùng để nhuộm tóc và da.
Nhà nghiên cứu Vidale, nhà nghiên cứu chính của dự án này, cho biết: “Hiện tại, đây có thể là loại sơn môi lâu đời nhất mà chúng tôi biết. Nhưng tôi hy vọng những bằng chứng lâu đời hơn sẽ được các đồng nghiệp khác xác định”.
Theo Live Science