Đam mê và yêu thích công nghệ cũng như chia sẻ những kiến thức về công nghệ. Nếu mọi người thấy hay hãy chia sẻ bài viết của mình tới cộng đồng nhé.
Theo lộ trình, Microsoft sẽ bắt đầu phát hành phiên bản Windows 11 24H2 cho toàn bộ người dùng từ ngày 24/09/2024. Trong bản cập nhật tính năng này, Microsoft đã bổ sung gần chục tính năng được hỗ trợ bởi AI, hầu hết đều hoạt động cục bộ mà không cần kết nối internet. Dưới đây là thông tin chi tiết về các tính năng AI sẽ có trong Windows 11 24H2.
Windows Copilot Runtime
Trên Windows 11 24H2, Windows Copilot Runtime sẽ đóng vai trò là nền tảng cho trí tuệ nhân tạo (AI) trên của hệ điều hành này. Được tích hợp sâu vào hệ điều hành như một lớp xử lý riêng biệt, Windows Copilot Runtime có thể kết nối và điều phối hoạt động của hơn 40 mô hình AI khác nhau, cho phép chúng chạy trực tiếp ở trên thiết bị.
Nổi bật trong số đó là Phi Silica, một mô hình ngôn ngữ nhỏ (SLM) do Microsoft phát triển, mang đến nhiều lợi ích, tương tự như các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM). Bên cạnh đó, Windows Copilot Runtime còn bao gồm các mô hình chuyên biệt khác như Screen Region Detector, Optical Character Recognizer, Natural Language Parser và Image Encoder.
Hơn nữa, Windows Copilot Runtime còn cung cấp thêm Windows Copilot Library, một bộ giao diện lập trình ứng dụng (API) cho phép các nhà phát triển dễ dàng tích hợp các tính năng AI vào ứng dụng của họ. Mặc dù một số tính năng như Copilot yêu cầu kết nối đám mây, Windows Copilot Runtime vẫn cho phép nhiều tính năng AI khác hoạt động ngoại tuyến, đảm bảo tính bảo mật thông tin và nâng cao trải nghiệm người dùng.
Windows Recall
Windows Recall là tính năng mới xuất hiện trên Windows 11 phiên bản 24H2, cho phép ghi nhớ hoạt động người dùng để hỗ trợ tìm kiếm và truy xuất thông tin thông qua các tấm ảnh chụp màn hình. Được biết, tính năng này hoạt động bằng cách chụp ảnh màn hình liên tục về mọi hoạt động của người dùng và sử dụng AI để phân tích, ghi nhớ nội dung, từ đó cho phép tìm kiếm lại thông tin dựa trên ngữ cảnh đã được lưu trữ.
Ban đầu, Recall dự kiến sẽ được phát hành rộng rãi cho tất cả người dùng vào ngày 18 tháng 6 năm 2024. Tuy nhiên, sau khi nhận nhiều phản hồi tiêu cực, Microsoft đã thay đổi kế hoạch và quyết định phát hành tính năng này đầu tiên cho người dùng tham gia chương trình Windows Insider để thu thập thêm phản hồi và khắc phục các vấn đề tiềm ẩn.
Theo bài đăng trên blog của Microsoft từ hồi tháng 8, tính năng Windows Recall sẽ khả dụng cho người dùng Windows Insider vào tháng 10.
Windows Studio Effects
Windows Studio Effects là bộ hiệu ứng đặc biệt cho webcam và microphone, sử dụng sức mạnh của bộ xử lý AI (NPU) để mang đến trải nghiệm hình ảnh và âm thanh chuyên nghiệp hơn. Mặc dù đã xuất hiện từ trước, nhưng đến phiên bản 24H2, Microsoft mới chính thức phổ biến Windows Studio Effects đến nhiều thiết bị tương thích hơn.
Với Windows Studio Effects, người dùng có thể:
- Làm mờ hậu cảnhGiữ ánh mắt luôn hướng về camera (Eye Contact)Tự động căn khung hình (Auto Framing)Cải thiện ánh sáng (Portrait light)Thêm hiệu ứng sáng tạo (Creative filters)Loại bỏ tạp âm (Voice Focus)
Live Captions
Live Captions là tính năng đã xuất hiện từ lâu trên Windows 11, cho phép hiển thị phụ đề trực tiếp cho các nguồn âm thanh trên thiết bị. Và với bản cập nhật năm 2024, Live Captions được nâng cấp mạnh mẽ nhờ sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo (AI) với khả năng dịch thuật trực tiếp.
Với sự trợ giúp của AI, Live Captions có thể nhận diện và dịch phụ đề sang ngôn ngữ khác theo thời gian thực, bất kể nguồn phát âm thanh trên thiết bị, từ video YouTube, các cuộc gọi thoại cho đến hội nghị trực tuyến. Nhờ đó, người khiếm thính hoặc người dùng muốn tiếp cận nội dung bằng ngôn ngữ khác có thể dễ dàng theo dõi và hiểu được nội dung âm thanh một cách trọn vẹn.
Voice Clarity
Microsoft cũng đang bổ sung Voice Clarity, một tính năng mới sử dụng AI để phân tích và loại bỏ tiếng ồn xung quanh trong thời gian thực trong các cuộc trò chuyện hoặc bản ghi âm. Ban đầu, tính năng này chỉ dành riêng cho thiết bị Surface, nhưng Microsoft đã mở rộng nó cho các thiết bị khác (không yêu cầu NPU) thông qua phiên bản Windows 11 24H2.
Auto Super Resolution
Auto Super Resolution (Auto SR) là một trong những tính năng được mong đợi nhất trên Windows 11, hứa hẹn sẽ nâng cao trải nghiệm chơi game của người dùng. Cụ thể, tính năng này sẽ sử dụng sức mạnh của trí tuệ nhân tạo (AI) tích hợp trên thiết bị để tự động nâng cấp đồ họa trong game, mang đến hình ảnh sắc nét hơn, tốc độ khung hình mượt mà hơn mà không đòi hỏi cấu hình phần cứng quá cao.
Tương tự như các công nghệ nâng cấp hình ảnh tiên tiến khác như NVIDIA DLSS, AMD FSR và Intel XeSS, Auto SR trên Windows 11 24H2 có thể hoạt động hiệu quả mà không cần nhà phát triển game phải cập nhật game của họ. Điểm đặc biệt của Auto SR là tính năng này sẽ xử lý trực tiếp trên NPU thay vì GPU như thông thường. Nhờ đó, Auto SR không chỉ giúp cải thiện đáng kể chất lượng hình ảnh và tốc độ khung hình mà còn giúp tiết kiệm năng lượng, kéo dài thời gian sử dụng pin cho thiết bị.
Để sử dụng Auto SR, người dùng có thể dễ dàng kích hoạt tính năng này cho toàn bộ hệ thống hoặc cho từng game cụ thể trong phần “Graphics” của Cài đặt. Khi mở một game tương thích với Auto SR, hệ thống sẽ tự động nhận diện và hiển thị thông báo, cho phép bạn kích hoạt tính năng này một cách nhanh chóng.
Mặc dù tính năng này rất tiềm năng, nhưng số lượng game hiện đang hỗ trợ Auto SR còn khá hạn chế. Microsoft và Qualcomm đã lập một trang web chuyên dụng để cập nhật danh sách các game tương thích, bao gồm những cái tên nổi bật như Borderlands 3, Control, Dark Souls III, God of War,…
Bấm vào đây để xem danh sách game có trong trang web của Microsoft và QualcommBên cạnh việc phát triển Auto SR, Microsoft cũng tích cực hợp tác với các thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp đồ họa như Intel, AMD và NVIDIA để tạo ra DirectSR, một bộ API chung cho phép các nhà phát triển dễ dàng tích hợp các công nghệ nâng cấp hình ảnh AI vào game của họ.
Restyle Image for Photos
Ứng dụng Photos trên Windows 11 24H2 sẽ được cập nhật với hai tính năng mới hỗ trợ bởi AI, cho phép người dùng có thể thoải mái sáng tạo và chỉnh sửa ảnh theo ý muốn. Dưới đây là thông tin về hai tính năng mới có trong ứng dụng Photos.
- 1. Restyle Image: Tính năng này hoạt động tương tự như bộ lọc (filter) trên điện thoại, sử dụng AI trên thiết bị để thay đổi phong cách cho bức ảnh với nhiều kỹ thuật chụp ảnh khác nhau.
- Điểm đặc biệt là bạn có thể sử dụng văn bản (text prompt) để mô tả và “chỉ dẫn” cho Photos cách thay đổi hậu cảnh và các chi tiết khác trong ảnh theo ý muốn.
Cocreator trên Paint
Bên cạnh tính năng Image Creator, ứng dụng Paint trên Windows 11 còn được bổ sung thêm Cocreator – một công cụ hỗ trợ sáng tạo, sử dụng AI để hỗ trợ người dùng hoàn thiện tác phẩm nghệ thuật từ các nét vẽ tay của họ.
Với Cocreator, bạn chỉ cần phác thảo ý tưởng lên khung vẽ, sau đó sử dụng văn bản (text prompt) để mô tả chi tiết bức tranh mà mình muốn vẽ. Cocreator sẽ dựa trên bản phác thảo và yêu cầu của bạn, sử dụng thuật toán AI tiên tiến để tạo ra một tác phẩm hoàn chỉnh với chất lượng cao. Bạn cũng có thể tùy chỉnh mức độ sáng tạo của AI thông qua thanh điều chỉnh (slider).
- Lưu ý: Ban đầu, Cocreator chỉ khả dụng trên các máy tính hỗ trợ Copilot+.
Ứng dụng Copilot
Trong bản cập nhật Windows 11 năm 2024, Microsoft thay đổi cách thức tích hợp Copilot AI, từ thanh bên trượt ra từ cạnh phải sang một ứng dụng độc lập hoàn toàn mới.
Windows Central cho biết, ứng dụng Copilot mới thực chất là một phiên bản của chatbot AI trên trang web Copilot.Microsoft.com. Giao diện ứng dụng được thiết kế lại tương tự như ChatGPT với bảng điều khiển bên trái hiển thị lịch sử trò chuyện và các tùy chọn như bắt đầu cuộc trò chuyện mới, plugin và ghi chú. Bạn vẫn có thể thay đổi phong cách trò chuyện với tùy chọn ở đầu trang.
Với thay đổi này, bạn sẽ không thể sử dụng Copilot để thay đổi cài đặt hệ thống nữa. Nút “Copilot” cũng bị loại bỏ khỏi khay hệ thống (System Tray), và mục cài đặt “Copilot” cũng biến mất khỏi ứng dụng Cài đặt.
Đáng chú ý, theo thông tin từ Windows Central, Microsoft cũng có kế hoạch nâng cấp Copilot lên OpenAI GPT-4o, cho phép xử lý cả văn bản, hình ảnh, âm thanh và video đầu vào và đầu ra. Do Copilot dựa trên nền tảng đám mây để xử lý thông tin nên tính năng này sẽ khả dụng cho mọi người dùng Windows 11, không chỉ dành riêng cho dòng Copilot+ PC.
Gợi ý của Copilot
Mặc dù ứng dụng Copilot độc lập sẽ không còn khả năng can thiệp vào cài đặt hệ thống, nhưng người dùng Windows 11 vẫn sẽ nhận được sự trợ giúp đắc lực từ AI thông qua tính năng mới “Copilot suggestions” (Gợi ý từ Copilot). Được biết, tính năng này sẽ gửi những gợi ý thông minh, được cá nhân hóa dựa trên ngữ cảnh sử dụng của người dùng.
Cụ thể, Copilot sẽ phân tích ngữ cảnh và đưa ra các gợi ý hữu ích tại những thời điểm thích hợp. Ví dụ:
- Trong ứng dụng Cài đặt: Bạn có thể thấy các gợi ý ở đầu trang để khắc phục sự cố, bật tính năng,…Trong File Explorer: Khi di chuột qua một hình ảnh, giao diện Copilot có thể xuất hiện, cho phép bạn đặt câu hỏi về hình ảnh, xóa phông, tạo ảnh khác hoặc thay đổi kích thước.Khi nhận email: Copilot có thể hiển thị thông báo với gợi ý tóm tắt nội dung tệp đính kèm,…
Để biết thêm thông tin về lịch trình phát hành Windows 11 24H2, bạn có thể đọc bài viết dưới đây của Vật Vờ Studio.