Đam mê và yêu thích công nghệ cũng như chia sẻ những kiến thức về công nghệ. Nếu mọi người thấy hay hãy chia sẻ bài viết của mình tới cộng đồng nhé.
Theo đó, một nhóm các kỹ sư đến từ trường Đại học Arizona đã lấy ý tưởng từ các ụ mối khổng lồ để xây dựng ý tưởng về môi trường sống mới trên Mặt trăng. Một thông cáo báo chí tiết lộ rằng, ý tưởng mới này cuối cùng có thể được sử dụng trên Mặt trăng, khi NASA hướng tới việc thiết lập một căn cứ trên Mặt trăng vào cuối thập kỷ này.
Thiết kế này sẽ cho phép các phi hành gia nhanh chóng triển khai một cấu trúc trú ẩn tạm thời, giúp họ an toàn trước các điều kiện khắc nghiệt của Mặt Trăng, trong khi lên kế hoạch xây dựng một cấu trúc định cư lâu dài hơn. Hơn nữa, cấu trúc nhà ụ mối này sẽ được triển khai tự động bởi một mạng lưới robot chuyên dụng lấy cảm hứng thiết kế từ hệ thống côn trùng loài mối.
Phó giáo sư Jekan Thanga và các sinh viên của ông tại Khoa Kỹ thuật Cơ khí và Hàng không Vũ trụ thuộc Trường Đại học Arizona đã mô phỏng nguyên mẫu môi trường sống ụ mối, bằng cách sử dụng bao cát đặc biệt có thể đầy vật liệu regolith, đất và các mảnh khoáng chất từ bề mặt Mặt trăng, mà không cần vật liệu xây dựng truyền thống.
Jekan Thanga nhìn vào thế giới tự nhiên và lấy ý tưởng thiết kế từ những ụ mối trong nhà thờ ở Châu Phi và Úc. Thanga giải thích: “Trong trường hợp của ụ mối, nó rất liên quan đến những thách thức ngoài thế giới của chúng ta. Môi trường sa mạc khắc nghiệt mà mối phải đối mặt tương tự như điều kiện trên Mặt trăng. Điều quan trọng là toàn bộ phương pháp này không dựa vào nước. Phần lớn Mặt Trăng là sa mạc khô cằn” .
Nhóm của Thanga đang hợp tác với Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA tại Caltech và MDA, một công ty chế tạo robot không gian, để thành lập một dàn robot chuyên dụng có tên LUNAR-BRIC, chúng lấy cảm hứng từ loài mối. Mạng lưới robot này sẽ tự động xây dựng nhà ụ mối Mặt trăng, mà không cần sự can thiệp của con người, nghĩa là các phi hành gia sẽ có thể tập trung vào các nhiệm vụ khác.
Hiện tại, NASA đã cấp cho nhóm của Thanga 500.000 USD cho các dự án trên bề mặt Mặt trăng, thông qua Chương trình Nghiên cứu Công nghệ Vũ trụ Artemis, hay còn gọi là M-STAR.